BẠN CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ TRƯỚC KHI TẬP KIDAO?

Tuy chỉ mới ra mắt công chúng nhưng KiDao nhận được những phản hồi tích cực về sức khỏe thể chất và tinh thần của người tập. Điều này đã minh chứng cho tính hiệu quả, dễ tập, thích hợp cho mọi lứa tuổi, và còn hơn nữa KiDao đang trở thành một giải pháp trị liệu vật lý cho các chứng bệnh về hô hấp, xương khớp, trầm cảm, v.v..

Nhiều bạn đã bắt đầu tìm đến các videos hướng dẫn tập trên kênh Youtube.com/Kidao cũng như trên nhóm FB KiDao và tự tập. Một vài chia sẻ trên nhóm của các bạn trong trường hợp này làm tôi quan tâm và lo lắng nên viết bài này để các bạn muốn tự tập theo các videos cần phải lưu ý.

KiDao không phải là môn thể dục bình dân dễ dàng như đi bộ, chạy bộ, hay đạp xe.

Nếu chỉ tập theo videos mà không có hướng dẫn thì chưa đủ. KiDao phối hợp ba yếu tố như THÂN (động tác) – KHÍ (hơi thở) – Ý (tưởng tượng) trong khi tập. Nếu bạn chỉ tập trung vào một yếu tố thì sẽ không cân bằng và sẽ có những hiệu ứng khác. Nếu bạn quá tập trung vào các động tác mà quên hơi thở, bạn sẽ bị hụt hơi choáng váng. Và nếu bạn quá tập trung vào phần Ý thì bạn lại quên phần khác.

Do đó muốn khởi đầu tập KiDao thì cần phải tập trung vào MỘT khía cạnh của ba khía cạnh trên và tập thuần thục trước rồi mới thêm khía cạnh khác và từng cái một. Các bạn lớp KiDao trực tuyến tôi dạy biết điều này vì chỉ động tác tập thở đầu tiên nhìn rất đơn giản mà tôi phải nhắc tuồng từng yếu tố một theo thời gian. Ở lớp cơ bản thì chỉ tập trung vào phần này, lên lớp nâng cao thì để ý thêm phần khác.

Mỗi động tác phối hợp hơi thở tác động lên một nhóm cơ nào đó chứ không vì mục tiêu ‘ngầu’ hay ‘tự vệ hay tấn công ai’.

Một số nhóm cơ chúng ta rất ít sử dụng trong hoạt động hàng ngày nên khá yếu. Tuy nhiên khi về già, các nhóm cơ chính yếu đi thì chúng ta phải sử dụng nhóm cơ này. Lúc đó vì quá lâu không sử dụng nên nó cũng yếu. Do đó người già dễ bị mất thăng bằng, khó giữ vóc dáng, v.v.. Động tác KiDao nào được thiết kế để tập nhóm cơ này thì khi tập bạn có thể cảm thấy nhói vì nhóm cơ đó bị rút. Khi tập nhiều lần thì nhóm cơ ấy mạnh lên sẽ không bị rút nữa. Tuy nhiên, nếu bạn tập sai động tác thì bạn cũng bị nhói. Nhưng bạn không thể phân biệt được nhói tốt hay nhói xấu.

Tâm lý muốn vượt tốc

Nếu đường không có giới hạn tốc độ và không sợ bị phạt, bạn có nghĩ là bạn vẫn chạy xe với tốc độ hiện tại không? Một số bạn chia sẻ bắt đầu ngay với video bài tập 50 phút. Trong khi đó nếu theo đúng tiến độ thì phải tập một tháng mới đến mức độ đó. Tuần đầu tiên chỉ 10 phút và vài động tác khởi động và tập thở đơn giản. Mục tiêu là đi từng bước để cơ thể quen với thay đổi nhịp thở và phương pháp thở KiDao. Nếu bạn vào ngay với bài tập 50 phút thì sẽ gặp những vấn đề sau:

a) Thở không đúng phương pháp sẽ bị đau cổ họng. Cũng như hát có hai cách, phát âm từ cổ và phát âm từ bụng. Các thầy cô dạy hát thường bảo dùng hơi bụng. Phương pháp thở KiDao ho từ bụng chứ không ho từ cổ. Do đó khi mới bắt đầu trong bài tập 10 phút thì chỉ 5 phút tập thở. Nếu bạn ho sai thì chỉ cảm thấy ê ê tí và nhận ra vấn đề để sửa.

b) Cơ bắp chưa đủ mạnh để tập một số động tác khó thì dễ đưa đến chấn thương. Trừ khi bạn là VĐV thể thao hoặc thường xuyên tập nhiều môn thể thao khác nhau. Nếu không, cơ bắp của bạn chưa đủ độ mạnh và bền để tập một số động tác trong bài tập 50 phút ngay từ đầu.

DỤC TỐC BẤT ĐẠT – là thế và do tâm lý muốn đến đích nhanh.

CÁCH BẮT ĐẦU TỐT NHẤT LÀ THAM GIA LỚP HỌC MIỄN PHÍ KIDAO CƠ BẢN TRÊN MENTORLINKS.NET

Bạn có thể tự tập với các videos hướng dẫn trên kênh Youtube hoặc trên nhóm FB KiDao, nhưng cần có kỷ luật đi từ các video số nhỏ.

Một tuần ở bài tập 10 phút. Một tuần ở bài tập 20 phút. Một tuần với bài tập 30 phút. Sau đó mới đến bài tập 50 phút.

Cách tốt nhất là tham gia lớp học trực tuyến miễn phí KiDao Cơ Bản trên nền tảng MentorLinks.net vì nó có một số lợi ích sau:

  1. Tiếp cận các video hướng dẫn được sắp xếp theo học phần rõ ràng.
  2. Hiểu nguyên do thay đổi sức khỏe của mình và tại sao KiDao có những cách tập thú vị dựa trên các cơ sở khoa học hiện đại.
  3. Bạn vẫn có thể tập bất kỳ lúc nào và ở đâu.
  4. Cơ hội trao đổi trực tiếp thắc mắc với tôi.
  5. Có thể tham gia vào khóa học bất kỳ lúc nào.