Đây là một nghiên cứu khoa học ủng hộ mục tiêu tập luyện chính của môn thể dục KiDao đó là tăng cường chức năng của phổi. Kết luận của NCKH dài 29 năm: Phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào có thể dự đoán bạn sống được bao lâu.
Tôi tạm dịch bài phỏng vấn GS Holger Schünemann của báo ScienceDaily ngày 13 tháng 9 năm 2000 với tiêu đề: “Chức Năng Phổi Có Thể Tuyên Đoán Bạn Sống Lâu hay Chết Sớm”. Phát hiện này là kết quả của gần 30 năm theo dõi mối liên quan giữa suy giảm chức năng phổi và tất cả các nguyên nhân gây tử vong, được thực hiện bởi GS Holger Schünemann và cộng sự tại Đại học Buffalo và được xuất bản trên tạp chí khoa học Chest năm 2000.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 20% nam giới có chức năng phổi kém nhất khi nghiên cứu bắt đầu có nguy cơ tử vong trong quá trình theo dõi cao hơn gấp đôi so với nam giới có chức năng phổi tốt nhất. Phụ nữ ở nhóm thấp nhất có nguy cơ tử vong cao hơn 1,5 lần.
Ông Schünemann cho biết: “Quan sát này cho thấy rằng những người có mức độ chức năng phổi thấp hơn có thể cần đặc biệt chú ý để tránh những tác động tiêu cực, chẳng hạn như hút thuốc”. Ông cũng đề nghị các bác sĩ tiến hành kiểm tra chức năng phổi đơn giản như một phần của khám sức khỏe định kỳ.
Schünemann và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Chức năng Phổi-Huyết áp Buffalo/Ô nhiễm Không khí Quận Erie được thu thập trong năm 1960 và 1961. Nghiên cứu ban đầu đã tuyển chọn 2.273 phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 96. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về các yếu tố lối sống và tình trạng sức khỏe, bao gồm cả chức năng phổi. Năm 1990, một nghiên cứu tiếp theo xác định những người tham gia đã chết và nguyên nhân cái chết của họ.
Mục đích của nghiên cứu hiện tại là điều tra mối liên quan giữa chức năng phổi và tỷ lệ tử vong trong khoảng thời gian kéo dài 25 năm qua, giới hạn của các nghiên cứu trước đây. Schünemann và các đồng nghiệp cũng muốn xác định chức năng phổi là yếu tố dự báo đáng kể về tỷ lệ tử vong trong bao lâu.
Sau khi loại trừ những người có dữ liệu chức năng phổi không đầy đủ và những người tham gia dưới 20 tuổi lúc ban đầu, Schünemann và các đồng nghiệp đã thu được 1.119 đối tượng — 641 phụ nữ và 554 nam giới. Họ so sánh một phép đo chức năng phổi — thể tích không khí thở ra trong một giây (thể tích thở ra cưỡng bức hoặc FEV1) — với hồ sơ tử vong.
Kết quả cho thấy chức năng phổi là một yếu tố dự báo quan trọng về tuổi thọ của cả nhóm trong suốt 29 năm theo dõi.
“Phổi là cơ quan bảo vệ chính chống lại các chất độc từ môi trường. Có thể chức năng phổi bị suy giảm có thể dẫn đến giảm khả năng chống lại các chất độc này. Các nhà nghiên cứu cũng đã suy đoán rằng chức năng phổi giảm có thể làm tăng stress oxy hóa từ các radicals (hóa chất có những hạt electron không kết đôi) tự do và chúng tôi biết rằng stress oxy hóa đóng một vai trò trong sự phát triển của nhiều bệnh”.
***
Tài liệu tham khảo:
-
https://www.sciencedaily.com/rel…/2000/09/000913082603.htm
-
Pulmonary function is a long-term predictor of mortality in the general population: 29-year follow-up of the Buffalo Health Study: H J Schünemann 1, J Dorn, B J Grant, W Winkelstein Jr, M Trevisan; Chest, 2000 Sep;118(3):656-64. doi: 10.1378/chest.118.3.656.
Để lại bình luận